Bảo vệ làn da mỏng manh cho trẻ sơ sinh

16/10/2018
2368

Chăm sóc bé sơ sinh là nhiệm vụ khó nhằn mà các mẹ bắt buộc phải hoàn thành xuất sắc. Trẻ mới sinh rất yếu đuối và mỏng manh, đặc biệt là làn da bé. Nếu không dành sự chăm sóc đặc biệt, bé rất dễ mắc phải các bệnh ngoài da hoặc bị tổn thương ngoài da gây nhiễm trùng. Mẹ đã biết cách bảo vệ làn da của bé?

Trẻ mới sinh sở hữu làn da mỏng, cấu trúc và chức năng chưa hoàn chỉnh, do đó rất dễ bị tổn thương. Vì vậy, làn da bé rất cần được bảo vệ toàn vẹn trước những tác nhân gây hại xung quanh.



1/ Dùng sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc bé sơ sinh, mẹ phải cực kỳ cẩn thận và kỹ lưỡng trong chuyện chọn mua các sản phẩm dành cho con. Làn da của bé rất nhạy cảm, dễ kích ứng, vì vậy, bất cứ sản phẩm nào tiếp xúc qua da nên được chọn lọc đàng hoàng.

Khi chọn sản phẩm tắm cho con, mẹ nên ưu tiên loại dịu nhẹ, có độ pH trung tính, đã được chứng minh là an toàn cho trẻ nhỏ, không gây cay mắt, không làm khô và kích ứng da. Mẹ có thể thoa kem dưỡng ở những vùng da khô của bé để bổ sung ẩm cho da con.

2/ Tắm bé cũng phải đúng cách

Trong những tuần đầu tiên, mẹ không cần thiết phải tắm bé hằng ngày. Thay vào đó, giữ sạch sẽ cho bé bằng cách lau qua người bé bằng nước ấm, đặc biệt đừng bỏ qua mặt mũi. Khi bé được 1 tháng tuổi, mẹ có thể tắm cho bé khoảng 2-3 ngày/lần. Tắm nhiều vừa làm khô da bé, đôi khi còn là nguyên nhân làm bé bị cảm lạnh.




Tắm cho bé sơ sinh: Khi nào nên hạn chế. Đối với những ai làm mẹ lần đầu, việc tắm cho bé sơ sinh luôn là trải nghiệm lần đầu làm mẹ bối rối. Vượt qua được ải tắm đúng cách, đúng chuẩn, mẹ còn phải trang bị thêm thông tin về những trường hợp tuyệt đối không nên tắm cho bé. Tham khảo ngay 6 trường hợp cấm kỵ sau!

Khi tắm cho bé, mẹ đừng quên kiểm tra độ ấm của nước bằng cổ tay để đảm bảo nước không quá nóng. Thời gian tắm phù hợp là trong vòng 5-6 phút.

3/ Chăm sóc cuống rốn bé

Khi tắm, vệ sinh cho bé, mẹ nên tránh làm cuống rốn bị ướt. Dùng cồn hoặc khăn thấm nước ấm đã vắt sạch để lau qua cuống rốn bị bẩn. Mẹ có thể thấy chút máu khi cuống rốn bé rụng, lúc này, tiếp tục vệ sinh bằng nước ấm sạch. Nếu phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường, liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn kỹ càng.



4/ Ngăn ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh

Hăm tã là điều mẹ cần quan tâm khi chăm sóc bé sơ sinh. Tã bẩn để lâu không thay sẽ làm làn da bé bị kích ứng, gây hăm. Khi thay tã, mẹ nên vệ sinh sạch vùng da ở mông, bẹn và bộ phận sinh dục của bé. Rửa qua nước ấm, dùng khăn mềm lau nhẹ, để khô sau đó mới quấn tã khác.

Mẹ lưu ý lau từ trước ra sau khi vệ sinh, thay tã cho bé gái để tránh nhiễm khuẩn. Trừ ban đêm, mẹ nên hạn chế mặc tã, bỉm cho bé vào ban ngày. Làn da bé cũng cần phải “thở” và “nghỉ ngơi” mẹ nhé!

5/ Chống nắng cho bé

Trẻ nhỏ cần tắm nắng để tăng cường vitamin D, phòng chống bệnh vàng da. Tuy nhiên, nếu tắm không đúng thời điểm, làn da bé rất dễ bị tổn thương bởi sự tấn công của tia cực tím độc hại. Vì vậy, mẹ chỉ nên tắm nắng cho bé trước 9 giờ sáng, khoảng 10-15 phút là đủ.

Khi có việc phải đưa bé ra ngoài, mẹ nên thoa kem chống nắng cho trẻ. Nhất định phải dùng sản phẩm chống nắng chuyên dụng cho trẻ sơ sinh. Để ngăn ngừa dị ứng, thử một lượng kem nhỏ lên da tay trẻ. Nếu không có dấu hiệu bất thường, mẹ có thể sử dụng. Tuy nhiên, nếu xuất hiện mẩn đỏ, sưng tấy, dừng lại ngay lập tức.

6/ Hạn chế nguy cơ kích ứng da từ quần áo

Tốt nhất sản phẩm giặt giũ tất cả quần áo, chăn gối, khăn màn cho bé nên là sản phẩm dành cho trẻ em. Nước xả vải cũng nên chọn loại dịu nhẹ, không gây kích ứng da. Đừng chọn loại có mùi quá nồng, thay vào đó mùi thơm nên dễ chịu.

MUA NGAY TẠI: SHOP SEBAMED

Marrybaby



Bài viết tương tự

KHÔNG LO CHÀM, HĂM TÃ KHI CHĂM SÓC DA BÉ.

Mẹ có biết da bé sơ sinh vô cùng mỏng manh và nhạy cảm? Cấu trúc da bé yếu hơn hẳn 5 lần so với da người lớn? Vậy chăm sóc sao để bảo toàn làn da mỏng..

Bảo vệ làn da mỏng manh cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc bé sơ sinh là nhiệm vụ khó nhằn mà các mẹ bắt buộc phải hoàn thành xuất sắc. Trẻ mới sinh rất yếu đuối và mỏng manh, đặc biệt là làn da bé. N..

Viêm da cơ địa - chàm sữa - viêm da tiếp xúc.

Viêm da cơ địa là vấn đề mà gần như nhiều mẹ hỏi nhât. Nhất là những bé dưới 3 tuổi. Biểu hiện chàm sữa ở trẻ nhỏ hay ban ngứa ở trẻ lớn. Ở đây mình c..

Bạn có biết độ pH rất quan trọng với làn da bé

Lời khuyên để chăm sóc da của béDa của bé cần được chăm sóc cẩn thận vì lớp màng axit tự nhiên của làn da bé (acid mantle) rất mỏng manh và dễ bị phá ..

Những lưu ý khi làm sạch da mắc bệnh chàm.

Thiết lập một thói quen chăm sóc da hằng ngày dành cho da chàm bao gồm 2 việc quan trọng nhất đó chính là làm sạch da khi tắm và dưỡng ẩm để phòng chố..